カテゴリ: vietnamnet


Bực tức do tìm vợ bất thành, cộng thêm mâu thuẫn tiền bạc trước đó nên gã đàn ông quốc tịch Trung Quốc đã giết chết mẹ vợ mình.

Hôm nay, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Xiong Zhuogen (SN 1981, quốc tịch Trung Quốc) để điều tra về hành vi giết người.

Tìm vợ bất thành, gã con rể người nước ngoài cắt cổ mẹ vợ ở Tây Ninh
Đối tượng Xiong Zhuogen tại cơ quan công an

Theo cơ quan công an, Zhuogen lấy vợ là chị T.T.H.Đ (SN 2000, ngụ Tây Ninh) và sống tại Trung Quốc. Khoảng tháng 5/2019, do mâu thuẫn nên chị Đ. bỏ về Việt Nam.

Đến ngày 2/6, Zhuogen đến nhà mẹ vợ là bà Võ Thị Mộng Điệp (SN 1974, ngụ xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, Tây Ninh) để tìm vợ.

Tại đây giữa hai bên xảy ra cự cãi, cộng với mâu thuẫn tiền bạc trước đây nên Zhuogen bực tức đã cắt cổ bà Điệp, sau đó dùng cây đánh làm bà Điệp đến khi nạn nhân tử vong.

Tìm vợ bất thành, gã con rể người nước ngoài cắt cổ mẹ vợ ở Tây Ninh
Căn nhà nơi xảy ra vụ án mạng

Sau khi gây án, Zhuogen chuẩn bị hành lý định bỏ trốn thì bị công an phát hiện bắt giữ.

Tại cơ quan điều tra, Zhuogen đã khai nhận hành vi giết người của mình.

Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra.

Thanh niên Tây Ninh đâm chết mẹ đẻ, bạn gái bị thương

Thanh niên Tây Ninh đâm chết mẹ đẻ, bạn gái bị thương

Nghe tiếng bạn gái và mẹ nói chuyện, Hân bất ngờ rượt đuổi đâm hai người khiến mẹ tử vong, bạn gái thương tích.

Minh Châu - Minh Tâm

laodong


 - Thời gian gần đây, "Hòa Thân" Vương Cương bất ngờ tiết lộ dinh thự Tứ hợp viện cao cấp tại Bắc Kinh.

Tứ hợp viện hàng nghìn tỷ đồng của 'Hòa Thân' Vương Cương
Tập mới đây của chương trình "Sư phụ của chúng ta", diễn viên Vương Cương đã cho khán giả thấy một dinh thự mang đậm dấu ấn cổ xưa, một căn nhà mang đặc thù của Bắc Kinh cổ.
Tứ hợp viện hàng nghìn tỷ đồng của 'Hòa Thân' Vương Cương
Vương Cương đầu tư bất động sạn ở những địa phương khác không cần bàn tới, chỉ riêng Tứ hợp viện ở Bắc Kinh này, con số ước tính lên tới hàng trăm triệu nhân dân tệ (tương đương với hàng nghìn tỷ đồng).
Tứ hợp viện hàng nghìn tỷ đồng của 'Hòa Thân' Vương Cương
Có thể thấy trong căn nhà những chữ của Hàn Mỹ Lâm (nhà nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc), những bình Cảnh Thái Lam đồng (loại bình cổ nổi tiếng của Trung Quốc) được phỏng theo vua Càn Long.
Tứ hợp viện hàng nghìn tỷ đồng của 'Hòa Thân' Vương Cương
Chữ của Hàn Mỹ Lâm trong Tứ hợp viện - một nghệ thuật gia nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn trong thời kỳ đương đại Trung Quốc.
Tứ hợp viện hàng nghìn tỷ đồng của 'Hòa Thân' Vương Cương
Bình Cảnh Thái Lam đầy ắp trong căn nhà Vương Cương. Đây được coi là một trong tám tuyệt tác của Bắc Kinh xưa. Năm 2006, Cảnh Thái Lam được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Trung Quốc.
Tứ hợp viện hàng nghìn tỷ đồng của 'Hòa Thân' Vương Cương
Bước vào trong nhà, mỗi một món đồ đều là thứ đồ cổ giá trị cao. Chiếc bàn ngay giữa căn phòng được làm từ gỗ của cây Hoàng hoa lê 300 năm tuổi.
Tứ hợp viện hàng nghìn tỷ đồng của 'Hòa Thân' Vương Cương
Từng đóng nhiều vai diễn trong hoàng cung, có lẽ vì vậy mà Vương Cương luôn có niềm đam mê với những món đồ xưa, ông còn sưu tập cả những bản tấu chương cổ của các triều đại trước.
Tứ hợp viện hàng nghìn tỷ đồng của 'Hòa Thân' Vương Cương
Những năm gần đây, Vương Cương nổi tiếng trong giới chơi đồ cổ. Ông từng chủ trì chương trình "Thiên hạ sưu tầm" với rất nhiều món đồ cổ quý giá trong tay.
Tứ hợp viện hàng nghìn tỷ đồng của 'Hòa Thân' Vương Cương
Cư dân mạng cho rằng, Tứ hợp viện này của Vương Cương còn nhiều món đồ cổ hơn cả bảo tàng. Giá trị từ các món đồ cổ mà "hòa thân" Vương Cương sưu tầm thực không hề nhỏ.

Thu Vũ

Lý Nhã Kỳ, Mai Phương Thúy chuộng trang phục khoe khéo ngực đầy

Lý Nhã Kỳ, Mai Phương Thúy chuộng trang phục khoe khéo ngực đầy

 - Lý Nhã Kỳ nhận được nhiều lời khen trong thiết kế vai bồng cực đại cùng cổ V đính đá vừa tôn vòng 1 căng đầy, vừa khoe khéo xương quai xanh gợi cảm.

laodong


 Mấy chục năm làm gà trống nuôi con nhưng ở tuổi xế chiều bố lại lạc bước để phải chịu cảnh ở thuê.

Tôi 40 tuổi, là con trai út trong 5 người con của bố. Mẹ tôi mất khi tôi mới 3 tuổi. Bố lúc đó rất đau khổ. Ông ở vậy nuôi năm chị em tôi ăn học. Đến giờ, chị em tôi đứa nào cũng có việc làm ổn định, nhà cửa đầy đủ ở Sài Gòn.

Cụ ông 80 tuổi mất căn nhà 5 tỷ vì mê cô gái bán cà phê
Ảnh: M.Anh

Ngày còn trẻ, dù làm bố đơn thân nuôi đến 5 đứa con nhưng bố tôi rất giỏi. Ông mua được xe ô tô và căn nhà rộng hơn 200m2. Mấy chị em tôi được ông lo không thiếu thứ gì.

Thế nhưng, ở tuổi 70 bố tôi bắt đầu mắc sai lầm. Ông đi nhậu và quen cô gái ít hơn tuổi tôi, làm phục vụ quán cà phê. Biết chuyện, anh em tôi khuyên bố nên dừng lại, vì tuổi cô ấy và bố không hợp.

Bố nói, anh em tôi đứa nào cũng có gia đình, ông sống một mình buồn, muốn có người ở cùng, cơm nước. Cô gái bố quen là do mấy người bạn thân giới thiệu. Cô ấy lớn lên trong hoàn cảnh nghèo và yêu bố thật lòng.

Tôi bảo, nếu bố muốn người bầu bạn tuổi già thì nên cưới người cùng độ tuổi với mình. Cô gái kia nhỏ tuổi, có khi chỉ tức thời với bố. Bố tôi gạt đi. Nhập nhằng mãi, bố cưới cô gái ấy ở tuổi 70.

Đúng là hôn nhân lệch tuổi có đủ thứ trái khoáy. Dì tôi ngoại tình, thích đi chơi hơn ở nhà. Mang tiếng cưới vợ về để lo cơm nước nhưng bố tôi lúc nào cũng phải vào bếp.

Rồi không biết vì sao, bố tôi rao bán nhà. Anh em tôi đứa nào cũng bất ngờ. Hỏi thì bố bảo, bán đi để dì mở quán cà phê và mua căn nhà nhỏ hơn.

Tiếc vì vị trí căn nhà, anh em tôi tính hùn tiền mua thì ông bán mất. Căn nhà bố bán được hơn 5 tỷ đồng.

Số tiền đó, bố nói sẽ mua căn chung cư ở, dành một ít gửi tiết kiệm lo cho cậu con trai mới sinh và để vợ ông mở quán.

Đến bây giờ đã nhiều năm trôi qua, bố 80 tuổi phải đi ở nhà thuê. Số tiền kia không còn. Vợ của bố cũng đã đi theo người khác. Điều buồn hơn, anh em tôi bí mật đi giám định ADN cho em út thì không cùng huyết thống với bố.

Anh em tôi muốn đón bố về chăm nhưng ông không chịu. Ông nói ông đang có con nhỏ nên sợ bất tiện cho dâu rể. Ông cũng rất thương cậu bé và nhất định không chịu rời xa.

Anh em tôi muốn nói ra sự thật về đứa trẻ nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu để ông không bị sốc. Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Nhắn tin rủ vợ bạn ngoại tình, chàng trai nhận kết đắng

Nhắn tin rủ vợ bạn ngoại tình, chàng trai nhận kết đắng

 Tôi chỉ nhắn tin rủ cô ấy yêu tôi cho vui, vậy mà được đồng ý. Bây giờ, cô ấy quyết bỏ tôi để về với chồng con.  

N.H

laodong


- Chạy lại nhặt chiếc đồ chơi gần bốt điện, bé gái người dân tộc bị dòng điện phóng, bỏng nặng khắp cơ thể. Nhìn con đau đớn, bố mẹ chỉ biết khóc vì gia cảnh quá nghèo

Chúng tôi tìm đến Viện bỏng Quốc gia thăm bé Giàng Thị Ngọc (7 tuổi) theo lời giới thiệu nhờ giúp đỡ của một bác sĩ ở trong khoa Bỏng trẻ em. Hôm chúng tôi đến, bé Ngọc mới được chuyển từ khoa Hồi sức cấp cứu lên được ít ngày.

Trải qua hơn 2 tuần điều trị, giành giật sự sống, đến giờ, tình trạng của bé Ngọc vẫn còn rất phức tạp. Khắp cơ thể bé quấn đầy băng trắng, thường xuyên kêu đau. Mỗi lần thay băng vết thương, bé lại gào khóc hoảng loạn. Nghe tiếng rên vì đau đớn của con, đôi vợ chồng trẻ như đứt từng khúc ruột.

Tiếng khóc xé lòng của bé gái dân tộc bị bỏng điện toàn thân
Bị dòng điện phóng lửa, toàn thân bé Giàng Thị Ngọc bỏng nặng

Gặp chị Hảng Thị Cháu (SN 1994, ở bản Phố, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) người phụ nữ dân tộc hiền lành, chân chất đang vụng về chăm con. Và điều khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên bởi sự thật thà của chị: “Các bác ơi giúp mẹ con em với. Tiền bán đi con bò giống đã đóng viện phí cho cháu hết rồi. Bác sĩ nói cần phải bồi dưỡng cho cháu nhưng bây giờ vợ chồng em chẳng còn đồng nào nữa”.

Kể từ ngày con gái gặp nạn, vợ chồng chị phải thay nhau bồng bế con cả ngày lẫn đêm mà không dám chợp mắt. Bé Ngọc khóc liên tục đặc biệt là vào ban đêm, bé khóc gần như không ngớt cơn nấc nghẹn do vết thương bỏng sâu đau đớn.

Nhớ lại ngày tai họa ập đến với con gái mình, anh Giàng Mý Lành (SN 1987) vẫn còn run run. Đó là trưa ngày 23/5, trong lúc hai vợ chồng đi làm nương trên đồi, bé Ngọc ở nhà cùng với 2 đứa trẻ nhỏ con nhà bác ruột. Trong lúc chơi đùa chiếc đồ chơi rơi vào cạnh bốt điện. Khi bé Ngọc chạy lại nhặt thì bị dòng điện phóng lửa cháy khiến toàn thân bị bỏng nặng.

Sau khi sự việc xảy ra, bé Ngọc được mọi người đưa đến bệnh viện huyện rồi chuyển lên tỉnh cấp cứu. Do tình trạng bỏng nặng phức tạp, các bác sĩ đã chuyển gấp bé lên Viện Bỏng Quốc gia tiếp tục điều trị.

Tiếng khóc xé lòng của bé gái dân tộc bị bỏng điện toàn thânTiếng khóc xé lòng của bé gái dân tộc bị bỏng điện toàn thân
Bé Giàng Thị Ngọc bị bỏng nặng 22% cơ thể, phải trải qua nhiều lần phẫu thuật

Nhận định về bệnh tình của bé Ngọc, PGS.TS Hồ Thị Xuân Hương (Khoa Chăm sóc bỏng trẻ em) - người trực tiếp điều trị cho cháu không khỏi ái ngại: “Bé Giàng Thị Ngọc bị bỏng lửa điện 22%, trong đó 10 % độ 4, 5. Những vết bỏng bé mắc phải ở diện rộng nên việc điều trị phải kéo dài. Bố mẹ là người dân tộc kinh tế khó khăn nên thời gian tới việc điều trị cho cháu với chi phí rất tốn kém sẽ là quá sức”.

Là người dân tộc Mông sống ở vùng miền núi vùng sâu vùng xa, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào việc trồng ngô, và lúa. Đưa con xuống viện, vợ chồng đi vay mượn khắp nơi trong bản cùng với bán con bò giống mới được hơn chục triệu đồng.

Chi phí cho con nằm viện điều trị từ ngày gặp tai nạn đến giờ, số tiền gia đình có cũng đã cạn. Mỗi ngày tiền thuốc, bỉm, sữa cho con, bữa ăn hàng ngày cả hai vợ chồng tiêu tốn cả vài trăm nghìn. Anh Lành bảo, với số tiền ấy cũng đã bằng cả tháng gia đình chi tiêu. Bởi vậy, ở bệnh viện, hai vợ chồng không dám chi tiêu, ăn uống thì nhờ vào suất từ thiện.

Tiếng khóc xé lòng của bé gái dân tộc bị bỏng điện toàn thân
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bé Ngọc đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ

Hiện nay, bảo hiểm chi trả 100% chi phí điều trị cho Ngọc vì cháu là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt lâu dài để bố mẹ ở lại chăm sóc con và các loại thuốc điều trị tích cực không nằm trong bảo hiểm y tế cũng như các loại dinh dưỡng cần thiết cho bé phục hồi cũng đã là một khoản tiền lớn nằm ngoài khả năng của gia đình.

Sắp tới, bệnh viện sẽ tiếp tục phẫu thuật ghép da cho bé, nhiều loại chi phí cần trả vô cùng đắt đỏ. Với hoàn cảnh bất lực của gia đình lúc này, cơ hội cho bé được ghép da, phục hồi sức khỏe phụ thuộc hoàn toàn vào tấm lòng hảo tâm giúp đỡ của Quý bạn đọc.

 Phạm Bắc

Mọi đóng góp xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Anh Giàng Mý Lành, ở bản Phố, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang  SĐT: 0842058747

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.121 (bé Giàng Thị Ngọc, ở Hà Giang)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 

laodong


GS Lê Minh Thông cho rằng, sửa luật lần này "quên" bàn chuyện sáp nhập bộ ngành là một thiếu sót, cần phải bổ sung, đặt ra từ bây giờ để sắp tới có căn cứ thực hiện.

GS Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch QH, nguyên Phó chủ nhiệm UB Pháp luật của QH chia sẻ với VietNamNet, dự luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ cần nghiên cứu căn bản, toàn diện hơn để bộ máy tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ sau có địa vị pháp lý rõ ràng hơn.

Chuẩn bị điều kiện để sáp nhập một số bộ từ bây giờ
GS Lê Minh Thông

22 bộ ngành là quá nhiều

Ông có góp ý gì về tổ chức bộ máy Chính phủ hiện nay?

Cơ quan Chính phủ hiện nay không thay đổi nhưng cần tiến tới quán triệt sâu sắc hơn nữa bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Tức là tính đến câu chuyện chuẩn bị điều kiện để sáp nhập một số bộ có nhiệm vụ, chức năng tương đồng, tiến tới là bộ quản lý đa ngành, và 1 vấn đề chỉ do 1 bộ quản lý.

Phải khắc phục bằng được chồng chéo trong chức năng, thẩm quyền giữa một số bộ, đó là việc phải sửa. Nếu sửa được nguyên tắc nào để xác định, tạo thêm cơ sở làm đề án cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 15 phải tuân thủ, thể hiện rõ hơn bộ quản lý đa ngành. Có như vậy chúng ta mới tinh gọn được bộ máy.

Tức là phải sáp nhập một số bộ ngành với nhau?

Tất nhiên rồi, phải tiến tới giảm số lượng bộ và phải chuyển giao một số nhiệm vụ cho xã hội. Tức là bớt việc cho Chính phủ, tạo chủ động cho cộng đồng DN họ làm theo luật.

Hai là phân cấp, phân quyền cho địa phương để họ chịu trách nhiệm về địa bàn của mình, chứ không phải cái gì cũng đẩy lên Chính phủ.

Đó là xu hướng phải làm để cho bộ máy Chính phủ tập trung vào xây dựng thể chế và quản trị vĩ mô. Chính phủ phải làm những việc ở cấp quốc gia.

Giờ có tình trạng một số địa phương cái gì cũng đẩy lên Chính phủ, đợi Chính phủ giải quyết. Nên ách tắc chính là do sự không chủ động của địa phương. Luật cũng chưa định rõ phân quyền, nên những vấn đề xảy ra ở địa phương rất khó quy trách nhiệm cho địa phương.

Nghị quyết 18 TƯ 6 nêu rõ việc "nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lặp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư…" nhưng dự luật lại không đề cập đến việc này?

Đấy là một thiếu sót. Phải bổ sung các quy định liên quan đến sáp nhập bộ ngành ngay từ bây giờ để sắp tới có căn cứ mà làm.

Việc sắp xếp lại bộ máy của Chính phủ theo nghị quyết TƯ là gom các chức năng liên quan chặt chẽ với nhau có thể giao cho 1 bộ.

Các nước phát triển phổ biến chỉ có 13-17 bộ, còn ta có 22 bộ ngành là quá nhiều, không khắc phục được sự chồng lấn, trách nhiệm không rõ ràng.

Ví dụ như vấn đề quản lý nợ công hiện nay có đến 3 bộ quản lý, làm chậm trễ trong quá trình quyết định.

Nếu xem sửa đổi luật Tổ chức Chính phủ hiện nay là một giải pháp tình thế để thích ứng một số quy định thì sửa một số điều.

Còn nghị quyết TƯ nêu nhiều nội dung nhưng dự thảo lần này không đề cập hết, không sâu sắc. Tôi nghĩ cần nghiên cứu căn bản, cần thiết phải là "luật sửa đổi" chứ không phải "sửa đổi một số điều".

Tư duy tầm quốc gia chứ không phải tư duy bộ ngành

Có ý kiến lo ngại nếu sáp nhập một số bộ lại với nhau, bộ máy quá lớn dẫn đến tình trạng "bộ trong bộ" như đã từng xảy ra trước đây?

Phải nghiên cứu chứ không phải ghép vào cơ học như ta từng thấy, bộ máy không giảm được.

Đồng thời phải tinh gọn bộ máy thực sự, cấu trúc bên trong bộ phải được xem lại cho gọn.

Chuẩn bị điều kiện để sáp nhập một số bộ từ bây giờ

Đây là lợi ích quốc gia chứ không phải lợi ích bộ ngành. Chính phủ đại diện quốc gia nên cần có tư duy tầm quốc gia chứ không phải tư duy bộ ngành. 

Khi sáp nhập lại, cấp trưởng phải gọn lại. Hiện chúng ta xây dựng Nhà nước điện tử với thời kỳ 4.0, công nghệ thay thế rất nhiều công đoạn. Họp giờ là họp trực tuyến, tất cả các thành phần ngồi họp.

Bộ không phải là người giải quyết dự án này dự án kia

Ở các nước, có thể có ít bộ nhưng cơ quan thuộc Chính phủ nhiều.

Đó là những bộ máy không có vai trò xây dựng, định ra thể chế nhưng rất quan trọng trong tổ chức thực hiện luật pháp và kiểm soát việc thi hành luật pháp. 

Ví dụ cơ quan quản lý cạnh tranh chống độc quyền rất cần là cơ quan thuộc Chính phủ chứ không thuộc Bộ Công Thương. Vì đó là cơ quan thực thi các quyết định về cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền, liên quan tới tất cả các ngành kinh tế. Đối tượng của nó liên quan đến rất nhiều cơ quan của Bộ Công thương mà lại thuộc Bộ làm sao xử lý câu chuyện "đều là người nhà với nhau cả".

Hay như cơ quan kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý thị trường và chống gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng cũng tương tự.

Phải tư duy lại các cơ quan thuộc Chính phủ, xây dựng một hệ thống gọn về cấu trúc, rõ về chức năng để triển khai thi hành luật và kiểm soát thi hành luật, có quyền phạt, rút giấy phép, có quyền giải quyết tranh chấp.

Bộ máy của các bộ cần gọn và tinh, chỉ tập trung xây dựng thể chế, chính sách, chứ các bộ kiêm luôn cả việc kiểm soát, thi hành thì rất bất cập. Bộ không phải là người giải quyết những vấn đề thực tiễn về dự án này dự án kia. 


Đề xuất hợp nhất một số bộ

Đề xuất hợp nhất một số bộ

Đoàn giám sát của QH đề nghị nghiên cứu hợp nhất một số bộ có chức năng, đối tượng và phạm vi lĩnh vực quản lý gần nhau.

Thu Hằng 

laodong

↑このページのトップヘ