カテゴリ: Tài chính


Các quảng cáo có nội dung nêu rõ triệu phú thuộc giáo phái Mặc môn (LDS) đang tìm kiếm bạn đời và mời các ứng viên tiềm năng đăng ký tham gia một "sự kiện VIP độc quyền" thông qua trang web. Theo chuyên gia mai mối Erin Schurtz, chiến dịch quảng cáo tuyển vợ rầm rộ như trên là hợp pháp.

Triệu phú bí ẩn rầm rộ quảng cáo tuyển vợ - Ảnh 1.

Bà Scurtz tiết lộ trên báo Salt Lake City Tribune rằng, mình là người sáng lập chiến dịch xe duyên độc đáo cho vị khách hàng giàu có và muốn thu hút càng nhiều sự chú ý càng tốt. Triệu phú bí ẩn rõ ràng đã đạt được ý định khi chỉ tính tới đầu tháng 5 đã có tới 326 phụ nữ đăng ký tham gia sự kiện tuyển vợ độc, lạ của ông. Do các biển quảng cáo vẫn được trưng ở nơi công cộng tới hết tháng 5, nên số ứng viên cuối cùng được tin phải lên tới hàng ngàn.

Theo hãng thông tấn ABC, dù quá trình đăng ký tham gia buổi hẹn hò tuyển vợ với triệu phú đã kết thúc nhưng trang LDSMillionaireMatchmaker.com khuyến khích những phụ nữ bỏ lỡ cơ hội tiếp tục đăng ký cho những sự kiện tương tự trong tương lai.

Đối với những người đăng ký đúng hạn, họ nhận được yêu cầu điền vào một mẫu thông tin cá nhân, kể cả dáng người (thanh mảnh, thể thao, trung bình, hơi dư cân, to lớn hay bé nhỏ). Ngoài việc cung cấp 2 ảnh chân dung, họ cũng phải trả lời các câu hỏi liên quan đến tôn giáo, chẳng hạn như từng sinh hoạt trong một nhóm LDS chưa và liệu họ có đang được giới thiệu tham gia giáo phái hay không.

Chuyên gia mai mối Schurtz tiết lộ, bà và khách hàng triệu phú đang xem xét kỹ lưỡng các hồ sơ và chọn ra 20 ứng viên xứng đáng nhất cho buổi gặp mặt trực tiếp. Về triệu phú bí ẩn, bà Schurtz mô tả đó là một người điển trai, trong độ tuổi từ 30 - 45, từng làm việc trong Nhà Trắng dưới thời một tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa.

Triệu phú từng thử tìm "ý trung nhân" từ nhiều nguồn nhưng thất bại. Giải thích về lí do dùng biển quảng cáo tuyển vợ rầm rộ, người đàn ông này nói: "Việc đó ám chỉ tôi có đủ khả năng chu cấp cho một gia đình. Nhưng nó không nhằm cho thấy tôi đang tìm kiếm một kẻ đào mỏ. Nếu chiến dịch marketing này giúp tôi tiếp cận một số ứng viên tiềm năng thú vị, đây sẽ là một chiến dịch thành công".

Tuy nhiên, triệu phí bí ẩn nói trên không phải là người đầu tiên chọn dùng biển quảng cáo cỡ lớn để tìm "một nửa" của mình. Năm 2013, Gordon Engle, một doanh nhân trung niên ở thành phố Chicago, Mỹ cũng thuê một biển quảng cáo đối điện ga Stevenson để tuyển những phụ nữ sẵn sàng hẹn hò với ông.

Theo Tuấn Anh

Vietnamnet


Ồ ạt phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi

Cuối tháng 5 vừa qua, HĐQT Ngân hàng ACB đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 2/2019 tổng cộng 5.500 tỷ đồng có kỳ hạn 2-3 năm. Lượng trái phiếu sẽ được phát hành trong 5 đợt theo phương thức đại lý phát hành. Lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất cố định trong suốt thời hạn phát hành, cụ thể thì tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư, nhưng tối đa không quá 6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm và 6,7% đối với kỳ hạn 2 năm. Trước đó, hồi tháng 4 vừa qua, HĐQT ACB cũng đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 1/2019 với tổng mệnh giá phát hành 2.500 tỷ đồng. Tương tự, Ngân hàng Vietinbank cũng vừa được NHNN chấp thuận phương án phát hành trái phiếu năm 2019 với tổng mệnh giá phát hành là 10.000 tỷ đồng. Hiện Vietinbank còn đang nắm giữ hơn 32.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó trái phiếu hữu danh loại kỳ hạn trên 5 năm là 26.515 tỷ đồng.

Ngoài phát hành trái phiếu, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động thông thường. Cụ thể, từ nay đến hết tháng 9/2019, VietABank thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh với lãi suất lên tới 9,1%/năm với nhận lãi cuối kỳ và 8,38%/năm với hình thức nhận lãi hàng tháng. Ngân hàng SHB cũng áp dụng lãi suất lên tới 8,9%/năm đối với chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng cá nhân, DN. Tổng mệnh giá đợt phát hành là 10.000 tỷ đồng. Theo đó, cá nhân mua chứng chỉ mệnh giá dưới 2 tỷ đồng, lãi suất áp dụng cho các kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng lần lượt là 8,6%/năm, 8,7%/năm và 8,8%/năm. Với chứng chỉ mệnh giá 2 tỷ đồng trở lên, lãi suất áp dụng lần lượt là 8,7%/năm; 8,8%/năm và 8,9%/năm.

 Tại Sacombank, khách hàng cá nhân, tổ chức mua chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng, thời hạn 7 năm (84 tháng) được nhận mức lãi suất 8,6%/năm. Tương tự, BIDV 3 cũng có chương trình chứng chỉ tiền gửi trung, dài hạn từ đầu tháng 3, lãi suất 7,6%/năm cho hình thức lãi suất cố định và 7,5%/năm cho lãi suất thả nổi. LienVietPostBank có chương trình huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi cho các kì hạn 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng với lãi suất 8,1%/năm (cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn từ 0,7 đến 1%/năm).

Chủ động cơ cấu nguồn vốn

Theo dự thảo thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đưa ra lấy ý kiến đóng góp, có 2 phương án giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn của tổ chức tín dụng. Cụ thể, theo phương án 1, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn chỉ duy trì ở mức 40% đến hết ngày 30/6/2020; sau đó tiếp tục giảm dần về mức 30% vào 1/7/2021. Tại phương án 2, lộ trình giảm sẽ được giãn hơn. Thời hạn để đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn về mức 30% sẽ dời đến 1/7/2020.

Theo đó, việc nhiều ngân hàng thương mại đẩy mạnh huy động vốn trung, dài hạn, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi, chính là sự chủ động chuẩn bị của các ngân hàng cho lộ trình nói trên. Không những vậy, trong những năm qua, các ngân hàng cũng liên tục tăng vốn điều lệ nhằm tăng quy mô tiềm lực tài chính để mở rộng kinh doanh. Nhiều ngân hàng còn tìm đến các hình thức khác như vay nước ngoài, tiếp cận các nguồn tài trợ ủy thác các tổ chức quốc tế, hoặc thông qua thị trường chứng khoán.

Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của toàn hệ thống hiện chỉ ở mức 28,42%. Cụ thể, các Ngân hàng thương mại Nhà nước hiện là 31,12%, của các ngân hàng thương mại cổ phần là 32,4%, thấp hơn nhiều so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, đây chỉ là mức bình quân, trên thực tế, tỷ lệ này tại nhiều ngân hàng đang ở mức khá cao. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý I/2019, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ của Techcombank là gần 63%, tại VPBank là gần 66%, Sacombank là 51%, SHB là 59%... Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn cao đồng nghĩa với tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn cũng sẽ cao.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế tư nhân mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, cho biết hiện nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 50,6% tổng dư nợ. Điều này tạo sức ép và rủi ro rất lớn cho hệ thống tổ chức tín dụng. Với thực trạng này, các chuyên gia tài chính ngân hàng đều đánh giá việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn xuống 30% là phù hợp với thông lệ quốc tế bởi hiện ở nhiều nước phát triển, hệ số này hiện chỉ ở mức 20%. Việc kéo giảm tỷ lệ này sẽ kéo giảm rủi ro của các ngân hàng xuống. Ngoài ra, thời hạn từ nay đến 2021 (theo phương án 1) hoặc 2022 (theo phương án 2) cũng được đánh giá là khá dài, đủ để các ngân hàng sắp xếp, cơ cấu lại nguồn vốn.


Theo John Sackton, các nhà chế biến tôm trong nước đã cố gắng làm suy yếu niềm tin của người mua đối với tôm nhập khẩu bằng cách lặp lại các cáo buộc sai lệch về việc thiếu kiểm tra và sự hiện diện cao của kháng sinh trong tôm nhập khẩu.

"Tuần này chúng tôi có một câu chuyện về nghị sĩ Darin LaHood từ bang Illinois, người đã gửi thư cho Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ, kêu gọi khởi xướng công khai chống lại Minh Phú (Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú của " vua tôm Việt" Lê Văn Quang - PV). Khiếu nại này cáo buộc rằng Minh Phú, một trong những công ty tôm lớn nhất Việt Nam, đang nhập khẩu tôm chịu thuế từ Ấn Độ và sau đó bán lại tôm đó cho Mỹ dưới dạng sản phẩm của Việt Nam được miễn thuế"- bài báo viết.

John Sackton cho rằng những loại thư này không xuất hiện ngẫu nhiên và theo quan điểm của ông, khiếu nại này rõ ràng có nguồn gốc từ một đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh tôm.

Cáo buộc nói rằng Ấn Độ đang xuất khẩu thêm tôm sang Việt Nam. Đây là sự thật. Các nhà chế biến tôm Việt Nam trong nhiều năm đã không thể bảo đảm tất cả nguyên liệu thô từ Việt Nam khi mở rộng xuất khẩu tôm sang các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như Mỹ. Mỹ chiếm từ 21%-26% thị phần xuất khẩu tôm Việt Nam nhưng Nhật Bản mới là thị trường lớn nhất, tiếp theo là Hàn Quốc. Cho đến năm 2019, tỷ lệ tôm Việt Nam sang Mỹ đã giảm (7,3% trong 4 tháng đầu năm) trong khi xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ trong thời gian trên đã tăng 14,4%.

Các nhà nhập khẩu Mỹ biết rằng việc hiểu dữ liệu thương mại có thể phức tạp và có nhiều quy tắc chỉ ra cách áp dụng nhãn hiệu xuất xứ. Tuy nhiên, không có gì trong số liệu thống kê thương mại cho thấy rằng việc tăng mua tôm Ấn Độ có nghĩa là tôm Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ.

Bức thư cũng cáo buộc rằng sau khi Minh Phú nhận được phân bổ thuế bằng 0, các chuyến hàng của họ đến Mỹ tăng lên. Điều tương tự với Công ty Guilian ở Trung Quốc, nơi cũng được hưởng mức thuế suất 0% trong nhiều năm.

"Vấn đề lớn hơn là các cuộc điều tra chống bán phá giá và thuế đã làm tổn thương ngành thủy sản Mỹ. Họ đã làm cho tất cả các loại thủy sản bao gồm tôm đắt hơn với người tiêu dùng Mỹ. Đây là ngành phụ thuộc vào thương mại quốc tế hơn nhiều so với bất kỳ ngành công nghiệp protein nào khác vì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 10%. Những hành động khiến thương mại trở nên đắt đỏ hơn, gây áp lực chính trị đối với các quyết định kinh tế nên bị tất cả các nhà nhập khẩu Mỹ phản đối mạnh mẽ" – bài báo nhấn mạnh.

John Sackton hy vọng cáo buộc của nghị sĩ Darin LaHood sẽ không đi xa hơn. Vì nếu nó mở đường cho các cuộc điều tra và phản điều tra sẽ không có lợi cho bất cứ ai trong ngành tôm.

Mỹ là thị trường quan trọng ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra. Cả 2 mặt hàng đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá khiến nhiều doanh nghiệp Việt phải bỏ thị trường. Hiện có rất ít doanh nghiệp (như Minh Phú ngành tôm, Vĩnh Hoàn, Biển Đông chuyên cá tra chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhờ thắng kiện được bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá hoặc chịu thuế 0%).


Các quảng cáo có nội dung nêu rõ triệu phú thuộc giáo phái Mặc môn (LDS) đang tìm kiếm bạn đời và mời các ứng viên tiềm năng đăng ký tham gia một "sự kiện VIP độc quyền" thông qua trang web. Theo chuyên gia mai mối Erin Schurtz, chiến dịch quảng cáo tuyển vợ rầm rộ như trên là hợp pháp.

Triệu phú bí ẩn rầm rộ quảng cáo tuyển vợ - Ảnh 1.

Bà Scurtz tiết lộ trên báo Salt Lake City Tribune rằng, mình là người sáng lập chiến dịch xe duyên độc đáo cho vị khách hàng giàu có và muốn thu hút càng nhiều sự chú ý càng tốt. Triệu phú bí ẩn rõ ràng đã đạt được ý định khi chỉ tính tới đầu tháng 5 đã có tới 326 phụ nữ đăng ký tham gia sự kiện tuyển vợ độc, lạ của ông. Do các biển quảng cáo vẫn được trưng ở nơi công cộng tới hết tháng 5, nên số ứng viên cuối cùng được tin phải lên tới hàng ngàn.

Theo hãng thông tấn ABC, dù quá trình đăng ký tham gia buổi hẹn hò tuyển vợ với triệu phú đã kết thúc nhưng trang LDSMillionaireMatchmaker.com khuyến khích những phụ nữ bỏ lỡ cơ hội tiếp tục đăng ký cho những sự kiện tương tự trong tương lai.

Đối với những người đăng ký đúng hạn, họ nhận được yêu cầu điền vào một mẫu thông tin cá nhân, kể cả dáng người (thanh mảnh, thể thao, trung bình, hơi dư cân, to lớn hay bé nhỏ). Ngoài việc cung cấp 2 ảnh chân dung, họ cũng phải trả lời các câu hỏi liên quan đến tôn giáo, chẳng hạn như từng sinh hoạt trong một nhóm LDS chưa và liệu họ có đang được giới thiệu tham gia giáo phái hay không.

Chuyên gia mai mối Schurtz tiết lộ, bà và khách hàng triệu phú đang xem xét kỹ lưỡng các hồ sơ và chọn ra 20 ứng viên xứng đáng nhất cho buổi gặp mặt trực tiếp. Về triệu phú bí ẩn, bà Schurtz mô tả đó là một người điển trai, trong độ tuổi từ 30 - 45, từng làm việc trong Nhà Trắng dưới thời một tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa.

Triệu phú từng thử tìm "ý trung nhân" từ nhiều nguồn nhưng thất bại. Giải thích về lí do dùng biển quảng cáo tuyển vợ rầm rộ, người đàn ông này nói: "Việc đó ám chỉ tôi có đủ khả năng chu cấp cho một gia đình. Nhưng nó không nhằm cho thấy tôi đang tìm kiếm một kẻ đào mỏ. Nếu chiến dịch marketing này giúp tôi tiếp cận một số ứng viên tiềm năng thú vị, đây sẽ là một chiến dịch thành công".

Tuy nhiên, triệu phí bí ẩn nói trên không phải là người đầu tiên chọn dùng biển quảng cáo cỡ lớn để tìm "một nửa" của mình. Năm 2013, Gordon Engle, một doanh nhân trung niên ở thành phố Chicago, Mỹ cũng thuê một biển quảng cáo đối điện ga Stevenson để tuyển những phụ nữ sẵn sàng hẹn hò với ông.

Theo Tuấn Anh

Vietnamnet


Ồ ạt phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi

Cuối tháng 5 vừa qua, HĐQT Ngân hàng ACB đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 2/2019 tổng cộng 5.500 tỷ đồng có kỳ hạn 2-3 năm. Lượng trái phiếu sẽ được phát hành trong 5 đợt theo phương thức đại lý phát hành. Lãi suất áp dụng cho trái phiếu là lãi suất cố định trong suốt thời hạn phát hành, cụ thể thì tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư, nhưng tối đa không quá 6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm và 6,7% đối với kỳ hạn 2 năm. Trước đó, hồi tháng 4 vừa qua, HĐQT ACB cũng đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 1/2019 với tổng mệnh giá phát hành 2.500 tỷ đồng. Tương tự, Ngân hàng Vietinbank cũng vừa được NHNN chấp thuận phương án phát hành trái phiếu năm 2019 với tổng mệnh giá phát hành là 10.000 tỷ đồng. Hiện Vietinbank còn đang nắm giữ hơn 32.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó trái phiếu hữu danh loại kỳ hạn trên 5 năm là 26.515 tỷ đồng.

Ngoài phát hành trái phiếu, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động thông thường. Cụ thể, từ nay đến hết tháng 9/2019, VietABank thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh với lãi suất lên tới 9,1%/năm với nhận lãi cuối kỳ và 8,38%/năm với hình thức nhận lãi hàng tháng. Ngân hàng SHB cũng áp dụng lãi suất lên tới 8,9%/năm đối với chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng cá nhân, DN. Tổng mệnh giá đợt phát hành là 10.000 tỷ đồng. Theo đó, cá nhân mua chứng chỉ mệnh giá dưới 2 tỷ đồng, lãi suất áp dụng cho các kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng lần lượt là 8,6%/năm, 8,7%/năm và 8,8%/năm. Với chứng chỉ mệnh giá 2 tỷ đồng trở lên, lãi suất áp dụng lần lượt là 8,7%/năm; 8,8%/năm và 8,9%/năm.

 Tại Sacombank, khách hàng cá nhân, tổ chức mua chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng, thời hạn 7 năm (84 tháng) được nhận mức lãi suất 8,6%/năm. Tương tự, BIDV 3 cũng có chương trình chứng chỉ tiền gửi trung, dài hạn từ đầu tháng 3, lãi suất 7,6%/năm cho hình thức lãi suất cố định và 7,5%/năm cho lãi suất thả nổi. LienVietPostBank có chương trình huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi cho các kì hạn 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng với lãi suất 8,1%/năm (cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn từ 0,7 đến 1%/năm).

Chủ động cơ cấu nguồn vốn

Theo dự thảo thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đưa ra lấy ý kiến đóng góp, có 2 phương án giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn của tổ chức tín dụng. Cụ thể, theo phương án 1, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn chỉ duy trì ở mức 40% đến hết ngày 30/6/2020; sau đó tiếp tục giảm dần về mức 30% vào 1/7/2021. Tại phương án 2, lộ trình giảm sẽ được giãn hơn. Thời hạn để đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn về mức 30% sẽ dời đến 1/7/2020.

Theo đó, việc nhiều ngân hàng thương mại đẩy mạnh huy động vốn trung, dài hạn, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi, chính là sự chủ động chuẩn bị của các ngân hàng cho lộ trình nói trên. Không những vậy, trong những năm qua, các ngân hàng cũng liên tục tăng vốn điều lệ nhằm tăng quy mô tiềm lực tài chính để mở rộng kinh doanh. Nhiều ngân hàng còn tìm đến các hình thức khác như vay nước ngoài, tiếp cận các nguồn tài trợ ủy thác các tổ chức quốc tế, hoặc thông qua thị trường chứng khoán.

Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của toàn hệ thống hiện chỉ ở mức 28,42%. Cụ thể, các Ngân hàng thương mại Nhà nước hiện là 31,12%, của các ngân hàng thương mại cổ phần là 32,4%, thấp hơn nhiều so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, đây chỉ là mức bình quân, trên thực tế, tỷ lệ này tại nhiều ngân hàng đang ở mức khá cao. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý I/2019, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ của Techcombank là gần 63%, tại VPBank là gần 66%, Sacombank là 51%, SHB là 59%... Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn cao đồng nghĩa với tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn cũng sẽ cao.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế tư nhân mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, cho biết hiện nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 50,6% tổng dư nợ. Điều này tạo sức ép và rủi ro rất lớn cho hệ thống tổ chức tín dụng. Với thực trạng này, các chuyên gia tài chính ngân hàng đều đánh giá việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn xuống 30% là phù hợp với thông lệ quốc tế bởi hiện ở nhiều nước phát triển, hệ số này hiện chỉ ở mức 20%. Việc kéo giảm tỷ lệ này sẽ kéo giảm rủi ro của các ngân hàng xuống. Ngoài ra, thời hạn từ nay đến 2021 (theo phương án 1) hoặc 2022 (theo phương án 2) cũng được đánh giá là khá dài, đủ để các ngân hàng sắp xếp, cơ cấu lại nguồn vốn.

↑このページのトップヘ